Blog

Những sự kiện gây bão ngành truyền thông năm 2016

Mai Nguyễn

Năm 2016 khép lại với nhiều điểm sáng tối trong ngành truyền thông. Hãy cùng VMCC điểm lại những sự kiện đã gây tốn không ít giấy mực của báo đài, để ta hình dung được bức tranh đa màu của ngành trong năm qua. 

Điện máy Trần Anh và Bikini

111_agul

Đầu năm 2016, thương hiệu điện máy Trần Anh gây chú ý dư luận với sự xuất hiện các cô gái mặc Bikini đứng bán hàng và dắt xe máy cho khách. Thủ pháp quảng cáo Sex Appeal này vốn không còn xa lạ trong lĩnh vực truyền thông thương hiệu, và đã từng được áp dụng thành công với nhiều nhãn hàng nổi tiếng thế giới như Calvin Klein, Victoria Secret, Durex hay Vietjet ở Việt Nam. Việc sử dụng hiệu ứng liên quan đến tình dục để gây sự chú ý có thể coi như một gia vị giúp hình ảnh của thương hiệu trở nên “đậm đà” trong mắt người tiêu dùng, tuy nhiên, lại rất dể bị nêm nếm quá tay. Nhiều ý kiến cho rằng điện máy Trần Anh đang làm dụng một hình thức quảng cáo phản cảm, gây hiệu ứng xấu trong xã hội.

Có một sai lầm mà nhiều chiến dịch tiếp thị Sex Appeal gặp phải là quá chú ý đến các chi tiết nóng bỏng mà quên mất hình ảnh thương hiệu. Một ví dụ điển hình trước đó như quảng cáo sữa tắm Nu White do Ngọc Trinh làm người mẫu, sau hàng loạt hành động “kích thích” trong bồn tắm thì thương hiệu mới hiện ra trong vài giây, thậm chí chẳng đủ để người dùng ghi nhớ. Tương tự, điện máy Trần Anh sử dụng hình ảnh bikini không liên quan đến ngành hàng điện tử, trong khi các thương hiệu sử dụng thành công Sex Appeal đều đến từ những ngành hàng mang nặng việc thể hiện cái tôi, như ngành thời trang. Bên cạnh đó, còn là sự lộn xộn, thiếu đồng nhất trong quy chuẩn bikini khiến thủ pháp quảng cáo này  của Trần Anh trở nên kém hấp dẫn.

Tuy nhiên, ngoài án phạt hành chính 40 triệu đồng của cơ quan quản lí và sự mất thiện cảm của một vài bộ phận khách hàng, sẽ khó để kết luận điện máy Trần Anh có thực sự mất nhiều hơn được trong chuyện này.

“Hiệu ứng Obama”

obama-bourdain_wiwh

Những bức ảnh đời thường “đắt giá” về Tổng thống Barack Obama bắt tay cô chủ quán trà đá hay cảnh ông ngồi thoải mái ăn bún chả ngồi “ghế nhựa” đã trở thành tin chính nổi bật nhất trên các trang báo và mạng xã hội Việt Nam những ngày cuối tháng 5. Có thể thấy, ảnh hưởng không hề nhỏ của “hiệu ứng Obama” là kết quả của một kế hoạch truyền thông bài bản.

  1. Show chương trình truyền hình thực tế được xây dựng kỹ lưỡng. Một đội ngũ tổ chức, biên kịch, đạo diễn và diễn viên từ chuyên đến không chuyên đằng sau hình ảnh ông Obama tại quán bún chả bình dân đã tạo sự phấn khích và chỉ ra sự gần gũi của một lãnh đạo cường quốc trong cuộc sống bình thường.
  2. Cách truyền thông từ chính Nhà Trắng khi mọi hoạt động, diễn thuyết của ông Obama được đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp, cập nhật liên tục và trực tiếp khắp thế giới thông qua các kênh thông tin như CNN
  3. Tính năng livestream của Facebook tạo nên sự “bùng nổ” truyền thông khi mỗi người là đài truyền hình di động và không riêng hoạt động chính thống mà cả chuyện “bên lề” cũng được livestream (cố ý hay vô ý) một cách khéo léo.

Đồng phục biển hiệu: Đẹp chung hay xấu riêng?

letrongtan_fqpz

Việc đường phố, số nhà lộn xộn thì những đô thị chưa “trưởng thành” luôn mắc phải, không chỉ ở Hà Nội. Thế nhưng, năm nay, người dân ở con phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn lại được dịp xôn xao với giải pháp đồng bộ hóa hệ thống biển hiệu của các cơ sở kinh doanh, trụ sở làm việc về màu sắc (theo 2 màu: xanh, đỏ), với cách bố cục, trang trí và chất liệu thống nhất một khuôn cho hàng trăm biển.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định về biển hiệu quảng cáo chỉ nên dừng lại ở kích thước và vị trí, việc bó hẹp trong hai màu cơ bản xanh dương và đỏ cùng chất liệu quá rẻ tiền, thiếu thẩm mỹ và kém sang trọng Hiflex là đi ngược lại xu hướng phát triển trên thế giới.

Dù sao thì do vấp phải nhiều ý kiến phản đối nên dự án thử nghiệm này cũng đã dừng lại ở quy mô nhỏ, âu cũng là chuyện tốt khi đã có quá nhiều những thứ công nghiệp, rập khuân trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo đang dần “giết chết” sự sáng tạo.

“Cơn sốt” Pokemon Go

fds

Vừa mở bản Close beta, Pokemon Go đã gây nên cơn sốt ở Việt Nam. Chỉ trong vòng chưa đầy 24h, ở Việt Nam đã có 200.000 tìm kiếm, 192.000 tweet có chứa #pokemongo, 74.500 hình ảnh instagram. Không thể phủ nhận công sức của truyền thông và hiệu ứng đám đông đối với “cơn sốt” này.  

Nintendo và Niantics đã làm rất tốt về khâu truyền thông từ khi clip trailer xuất hiện. Hình ảnh sống động, cùng cách chơi độc đáo khiến cộng đồng người yêu Pokemon trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) “dậy song”. Từ cuối năm 2015, những dòng trạng thái chia sẻ về Pokemon Go cùng tâm lí háo hức chờ đợi đã đẩy cơn sốt về tựa game này lên cao hơn bao giờ hết.

Từ góc độ khác, Pokemon Go mang đến cơ hội tuyệt vời cho ngành quảng cáo. Nhà phát triển giờ đây có thể cung cấp dịch vụ quảng cáo trong game cho các cửa hiệu trong khu vực, hoặc thâm chí tổ chức đấu giá để biến một số cửa hàng và hàng ăn trở thành điểm đến của người chơi.

Vina café: cà phê ko phải làm từ cà phê

caphephailacaphechudichtaoscandalvinacafedangchoidao2luoi

3 năm trước, với TVC “cà phê chỉ làm từ cà phê”, Vinacafe đã theo đuổi chiến lược tái định vị chính mình trước vấn nạn “cà phê bẩn”. Tuy nhiên, động thái này có vẻ khá “chìm”, nhất là khi đặt cạnh một tuyên bố mới đây, với nội dung gần tương tự – “Cà phê phải là cà phê” – lại nhận được phản ứng khá mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Tuyên xưng cà phê thật là chiêu cũ dùng lại, đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dung đã từng được áp dụng với nước mắm Chinsu, Nam Ngư hay mì Tiến Vua. Chiến dịch quảng cáo này còn bị một vài chuyên gia marketing bàn luận ở góc độ đạo đức khi dìm hàng đối thủ không phải và không nên là văn hóa của doanh nghiệp lớn. Còn từ góc độ chiến lược, lạm dụng chơi “dao hai lưỡi”, doanh nghiệp dễ “đứt tay”.

Nước mắm công nghiệp và nước mắm “bẩn”

Nguyên liÇu chính  Ã s£n xu¥t n°Ûc m¯m ngon gÓm  cá c¡m và muÑi h¡t tr¯ng   ¢nh: TTD

Nguyên liÇu chính à s£n xu¥t n°Ûc m¯m ngon gÓm cá c¡m và muÑi h¡t tr¯ng ¢nh: TTD

Câu chuyện sự cố truyền thông ‘nước mắm có thạch tín’ trong nửa cuối năm 2016 hẳn sẽ là một bài học khó quên cho không chỉ bản thân doanh nghiệp. Chưa khi nào mà vai trò của truyền thông và đạo đức người làm báo lại bị đem ra “mổ xẻ” kỹ lưỡng như trong trường hợp của “cuộc chiến” nước mắm này.

11 năm trước, nước tương truyền thống đã bị đánh gục trên thị trường. Cách thức xuất hiện cũng giống kịch bản với thạch tín của nước mắm ngày hôm nay: Tạo ra sự sợ hãi bằng việc công bố trong nước tương có chất 3-MCPD có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, chiêu trò này bị nhanh chóng nhận ra bởi cũng là “bổn cũ soạn lại”.

Rõ ràng, trong thời buổi mà mạng xã hội có tiếng nói trọng lượng và mỗi cá nhân đều có thể góp một phần ảnh hưởng không hề nhỏ, thì các đại cần phải cẩn thận hơn khi lạm dụng những chiêu trò “truyền thông bẩn” để phục vụ cho mục đích tăng chỉ số bán hàng và lợi nhuận của mình. Báo chí cũng như các đơn vị truyền thông  buộc phải “cảnh giác” và “sáng suốt” hơn lúc nào hết khi uy tín đã bị tác động đáng kể.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và vai trò của truyền thông

20161108111451-bau-cu-my

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016, tỷ phú Donald Trump đã trở thành gương mặt thu hút sự chú ý của giới truyền thông dù ông không phải là gương mặt ưa thích của báo chí Mỹ.

Điều khiến báo chí Mỹ hứng thú là có rất nhiều thành phần trong xã hội Mỹ phản đối ông Trump, tô vẽ nên hình ảnh ông Trump theo cách của “truyền thông chính thống” một chiều với lối đưa tin đầy “thiện cảm” và đầy “thành kiến”. Và chính điều này đã tạo cho dư luận cảm giác rằng báo chí truyền thống đã không phản ánh được những câu chuyện thực tế.

Bên cạnh đó là sự thắng thế của truyền hình, phương tiện truyền thông quyền lực nhất ở thời điểm hiện tại và nó cũng khiến người xem dễ tin hơn vào những gì họ được theo dõi. Trong bối cảnh môi trường thông tin đang chuyển mình từ thế giới của những tin tức phải đăng ký, đặt mua và buộc phải xem lâu dài, sang những cú nhấp chuột, những gợi ý của bạn bè và cả “biển” thông tin trên Facebook, thì tỷ phú Donald Trump thực sự đã giành chiến thắng.

—–

Sự kiện Saigon Marcom Night được tổ chức vào ngày 29/12 sắp tới cũng sẽ là một cơ hội để những lãnh đạo cấp cao và chuyên gia hàng đầu trong ngành marcom Việt Nam quy tụ và cùng tổng kết về năm 2016 vừa qua dưới góc nhìn truyền thông, đưa ra những nhận định về bức tranh thị trường, đồng thời đưa ra những dự đoán về xu hướng năm 2017. 

Saigon Marcom Night – Đêm networking đẳng cấp chỉ dành riêng cho những người làm và yêu Marcom, lần đầu tiên được CLB Truyền thông và Tiếp thị Việt Nam VMCC tổ chức tại Sài Gòn

Chi tiết sự kiện:
Địa điểm/Thời gian: 29.12.2016, Envy Club 74-76 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh
Link đăng ký: http://bit.ly/SaigonMarcomNight
Đơn vị tài trợ: VP Bank
Đơn vị truyền thông: Brands Vietnam, Cafebiz.vn
Đơn vị đồng tổ chức: Sage Academy, Vinalink, Plato Academy, LinkStar Communications, Unique Advertising, Interstellar
Hotline:
Ms. Thu Hà: 01663565116
Mr. Thế Hưng: 0944835586
Email: contact@vmcc.org.vn

Tác giả

Bình luận