Blog

Automation Marketing là gì?

Trần Anh Tú

Hiểu một cách nôm na và đơn giản nhất thì chính là việc tự động hoá các công đoạn trong công việc Tiếp thị & Truyền thông.

Automation Marketing là ước mơ từ rất lâu của Internet đang được hiện thực hoá dần dần, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi công nghệ tương tác trực tuyến trở lên thuận tiện, dễ dàng, dễ tiếp cận đối với cả phía doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Theo nghĩa hẹp Automation Marketing sẽ chỉ gồm các công cụ tiếp thị, quảng cáo; tuy nhiên làn ranh đó sẽ ngày càng mờ dần khi mà công cụ hỗ trợ thương hiệu theo sát hành vi của người tiêu dùng từ lúc nhận biết đến sử dụng, tái sử dụng và chia sẻ. Vậy nên automation marketing không chỉ là để tiếp thị quảng cáo, mà còn là để chăm sóc khách hàng – tất nhiên mục đích chăm sóc khách hàng tốt cuối cùng cũng là để tiếp tục tạo ra doanh số.

picture1

(phát tờ rơi kiểu truyền thống có thể bị automation thay thế)

Dễ hình dung nhất chính là tại các điểm tiếp xúc với khách hàng. Một website có ứng dụng chat trực tuyến với khách hàng của mình hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn một số kịch bản nội dung, các câu hỏi thường gặp để mỗi khi có từ khoá thích hợp xuất hiện trong đoạn hội thoại thì ứng dụng tự động trả lời mà không cần tới nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện. Ví dụ sau 1 phút chat trao đổi, hệ thống có thể đưa ra thông điệp quảng cáo “anh/chị có biết nếu anh chị mua đơn hàng có giá trị trên 2 triệu và thanh toán trong ngày hôm nay thì anh chị sẽ được giảm giá 10% ngay không?”. Đây chính là hình thức chat bot mà facebook đang dần triển khai cho một số thương hiệu, khách hàng của họ (tham khảo CNN trên ứng dụng messenger).

“Truyền thống” hơn, automation marketing được ứng dụng trong các loạt series email tiếp thị. KH đăng ký nhận bản tin từ một thương hiệu, ngoài email tự động xác nhận, chào mừng ban đầu, hệ thống hoàn toàn có thể đưa ra các kịch bản như sau 3 ngày gửi email giới thiệu tính năng sản phẩm, sau 5 ngày gửi email hỏi thăm xem KH có cần trợ giúp gì không? Nếu KH đã mua và dùng sản phẩm rồi thì có loạt email kèm video hướng dẫn sử dụng, từng bước, từng tính năng, mỗi ngày 1 email với độ khó ngày càng tăng – một dạng đào tạo tự động (tham khảo bằng cách đăng ký tài khoản Trello chẳng hạn).

picture2

ngày càng nhiều người sử dụng thiết bị điện tử thông minh là cơ hội tốt cho automation marketing

Onsite automation marketing thật ra đã được Amazon ứng dụng từ khá lâu khi họ là một trong những website bán hàng đầu tiên sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) kết hợp automation marketing để đưa ra các gợi ý mua sắm theo dạng “khách hàng mua sản phẩm A thường tham khảo thêm sản phẩm B, C, D và mua kèm sản phẩm E, F…”. Những việc này, thực tế đều là đang thay cho một nhân viên tư vấn bán hàng; thay vì phải thuê hàng ngàn nhân viên, chăm sóc, trả lời, hướng dẫn từng khách hàng thì Automation sẽ giúp doanh nghiệp trả lời các thắc mắc, hướng dẫn cho người tiêu dùng một cách hiệu quả.
Với những hệ thống tích hợp cao cấp, automation marketing có thể hỗ trợ doanh nghiệp cùng lúc “đẩy” chiến dịch truyền thông trên rất nhiều kênh tới nhiều nhóm đối tượng theo các thông điệp được cá nhân hoá khác nhau (vừa post facebook, vừa chèn đoạn chat giới thiệu, vừa gửi email tới khách hàng cũ, thông báo tới các đại lý & chi nhánh…)

Tất nhiên automation marketing cũng có điểm bất lợi. Automation marketing chỉ nên áp dụng đối với các thương hiệu có lượng khách hàng/quy mô kinh doanh lớn, tập khách hàng không quá khó tính, không quá cao cấp. Đối với các mặt hàng/thương hiệu cao cấp, tốt nhất vẫn nên sử dụng “personal touch” – thử tưởng tượng vào nhà hàng 5 sao và được thưởng thức đồ ăn đóng hộp, dù nó là món bạn yêu thích đến mấy thì vẫn không thể phù hợp trong hoàn cảnh đó, đúng không?

Với doanh nghiệp Việt Nam, tiềm năng khai thác, đưa vào ứng dụng Automation là rất lớn; tuy nhiên câu hỏi đặt ra là phải đầu tư như thế nào? nguồn lực ra sao? chi phí? quản trị? vận hành automation marketing sao cho hiệu quả?

Workshop Automation Marketing nằm trong chuỗi sự kiện Talk to Advisors #11 của VMCC sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc, băn khoăn trên thông qua việc tư vấn/trao đổi trực tiếp trên tình huống thực tế (case study) của SG Visa với chuyên gia Nguyễn Văn Tuấn đến từ VCCorp và Nguyễn Quang Ngọc đến từ Infusionsoft.

Thông tin sự kiện:

WORKSHOP TALK TO ADVISORS #11:
Thời gian: 18:00 – 21:00 Thứ sáu, 09/12/2016
Địa chỉ: Thuý Nga Palace, 463 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Link đăng ký: http://vmcc.org.vn/su-kien/vmcc-talk-to-advisors-11-automation-marketing/

Facebook event: https://www.facebook.com/events/346202419078734/

Tác giả

Trần Anh Tú

Bình luận