Blog

ENDGAME – MỞ RỘNG TẬP KHÁCH HÀNG THÀNH CÔNG

Marvel Avengers ENDGAME
Trần Anh Tú

Đến hôm nay chắc hầu hết ace marcom đã xem End Game rồi, bộ phim có chi phí quảng bá lớn nhất từ trước đến giờ – hơn $200 triệu, khủng khiếp hơn cả budget làm phim của rất rất nhiều phim khác. Cơn sốt toàn cầu không biết nguội chưa nhưng tính đến thời điểm này thì Gross Box Office đang khoảng 1,9 tỷ USD, khủng khiếp nhất trong các phim bom tấn.

Góc độ nghề ngỗng thì không khỏi soi mói xét nét – khoan nói đến chuyện nội dung hay dở – trước hết nói đến chuyện thành công về mặt tiếng tăm, doanh số. Một yếu tố không thể không kể đến là cho đến tập phim này thì Target Audience (TA) đã được mở rộng ra khủng khiếp hơn rất nhiều so với các tập trước.

Image may contain: 6 people, people smiling, people playing musical instruments and text

Một trong những từ khóa nói đến của những người đi xem về trong những buổi premier đầu tiên đó là ‘khóc nhiều’. Tức là chạm tới cảm xúc của khán giả. Nên nhớ phim cũng giống giống như sách, truyện, bạn chỉ có thể quảng cáo posters, trailers, chứ không thể khơi khơi hết toàn bộ. Việc người ta có đến rạp đông hay không phụ thuộc rất nhiều vào ‘review’ của những người vừa mới đi xem về. Và dễ dàng thấy là số lượng đi xem cứ nở dần nở dần ra, tò mò là một phần nhưng phần khác vì review thấy ‘hay’ nên bắt buộc phải đi xem; chứ tò mò & phim nội dung dở thì chỉ được một tuần là hết suất chiếu.

Tức là hoàn toàn có thể khẳng định phim có nội dung ‘hay’, phù hợp với số đông. “Số đông” ở đây là cái mấu chốt, rất quan trọng. Cá nhân mình đánh giá về mặt ‘sản phẩm’ đây là bộ phim thực sự làm tốt việc đi từ insights đến thực thi để đạt mục tiêu của Marvel. Thử phân tích xem.

Mục tiêu: Mở rộng tập khách hàng mục tiêu, không chỉ là ‘fanboy/grown up fanboy’ mà tiến tới nhóm gia đình, phụ nữ, nhóm bạn trẻ, trung niên độc thân, nhóm teen.

Cách thức: tìm hiểu insights, painpoint của từng nhóm, lồng ghép vào nội dung kịch bản.

Thực hiện.

Bối cảnh phim Marvel vốn dựa trên truyện tranh, lại là nhóm truyện hành động, anh hùng nên chủ yếu hướng tới nhóm fanboy/nerdy (kiểu đầu to mắt cận). Nhưng sau khi được điện ảnh hoá, dần dần phim Marvel đã trở thành phim bom tấn được chờ đợi mỗi khi xuất hiện; tập khách hàng có vẻ mở rộng hơn chút nhưng vẫn có sự giới hạn nhất định, ví dụ một cặp đôi đi xem thì thường bạn nam sẽ hứng thú với nội dung phim còn bạn nữ chắc chỉ ‘American Ass’ tập trung vào các anh điển trai, hào hoa, cool ngầu.

Đến phần EndGame này thật ra vẫn có thể tiếp cận theo hướng đơn giản, gọn nhẹ. Ví dụ như tập New York cũng có cảnh anh Hawkeye đưa cả nhóm về thăm gia đình nhưng không tập trung vào đó nên không có gợi cảm xúc gì về gia đình, yêu thương, nặng nề gì.

Tuy nhiên vì có mục tiêu đầu tư khủng, tăng doanh số phòng vé – bắt buộc phải kéo thêm TA, còn nếu chỉ TA cũ thì chắc không bật thêm được. Nên sẽ phải ngâm kỹ các nhóm mới.

Thế là sẽ xoáy sâu vào các tình tiết sử dụng insights nhóm mới. Đầu tiên là Family, các cảnh vui chơi gia đình Hawkeye sau đó bỗng dưng tất cả biến mất, tả sâu tâm trạng, đẩy anh biến thành một kẻ tàn sát máu lạnh vân vân và vân vân; rồi đến những phân đoạn cố tình như cảnh bé Starks vui chơi vô tư với bố (rõ ràng xung quanh đang rất thê lương ảm đạm); ngây thơ, trong sáng, đáng yêu, ai cũng xuýt xoa. Thật sự thì sẽ có rất nhiều sống mũi cay cay ở ngay đoạn Tony phát hiện ra cách thức để du hành thời gian, vì nó là tâm trạng của Tony “I wish I have never found it”.

Các nhóm tiếp theo cũng được khai thác insights triệt để – quan trọng nữa là execution tuyệt hảo, xuất sắc, nhiều tình tiết biết là ‘ép’ nhưng vẫn cứ thấy vừa vặn, phù hợp với bối cảnh phim (đoạn một loạt các chị “xếp hàng” chiến đấu với Thanos chẳng hạn, lộ rõ là “nữ quyền”).

Tình mẫu tử -> Thor gặp mẹ, mom’s the best, mom knows everthing, mom doesn’t judge you….
Bạn thân chiến đấu -> Soul Stone nơi Black Widow hy sinh
Đàn ông trung niên mất động lực cảm hứng sống -> Thor béo bia bọt bệ rạc
Anh hùng thất thế -> Cap, Widow
Tình chị em -> Gamora & “Blue” girl
Ăn mày dĩ vãng -> Hulk “say green”
Phụ nữ đầu đội trời chân đạp đất lo cho cả thiên hạ vẫn bị trách móc -> Cap Marvel
Từ bỏ danh vọng, địa vị trở về khám phá bản thân -> Thor bỏ ngôi vương làm hải tặc
Sống vì tình yêu khi có cơ hội -> Cap bỏ cuộc chơi theo vợ

Nói cách khác, gần như tất cả những người đến xem End Game đều có thể tìm thấy một chút nào đó bản thân trong hình ảnh các nhân vật, mà lại là các anh hùng nên càng làm cho họ thấy gắn kết hơn với phim. Kết quả là hầu hết đi xem về đều recommend với bạn bè, người thân là “đi xem đi”.

Về giải nút thắt, thật ra lại phải kể công lớn thuộc về Thanos vì anh có câu kinh điển vừa là trong phim nhưng cũng là ngoài phim. Tất cả những insights ở trên, các tình huống dẫn dắt ở trên mà không có một chỗ thắt nút lại để tất cả cùng bung ra vỡ oà thì sẽ rất tệ. Thanos chính là điểm mấu chốt đó, vì vậy anh mới nói “I’m the inevitable” – “Ta là điều tất yếu”. Tất yếu, không có Thanos, sẽ chả có gì, không có khởi đầu và cũng không có kết thúc; không có kẻ xấu thì không có anh hùng.

Rất thích tình tiết cuối cùng sau khi IronMan búng tay, đội quân của Thanos biến mất hết, thì Thanos bình tĩnh, từ từ ngồi xuống, đón nhận; vẫn giữ được “phong thái” mà cũng không làm quá để mọi thứ sau đó tập trung vào cái kết bi tráng của IronMan (không chiếm spotlight).

Kết mở: để tìm được insights đã khó, diễn giải thể hiện insights đó ra để người ta cảm thấy có liên quan, thấy chính mình trong đó còn khó hơn, rồi giải quyết insights đó bằng sản phẩm của mình lại còn khó gấp vạn; phim hành động nhưng vẫn lấy nước mắt khán giả, vẫn kéo người ta ùn ùn tới rạp, đủ tầng lớp, lứa tuổi. Thật sự là một cuộc trỗi dậy thành công của Marvel một thương hiệu hơn 20 năm trước mấp mé bờ vực phá sản, rơi vào quên lãng.

Tác giả

Trần Anh Tú

Bình luận